19 thg 7, 2009

Tắt chức năng System Restore

Trong quá trình làm việc, Windows XP sẽ sao lưu các file hệ thống và thông số hệ thống vào thư mục System Volume Information. Trải qua một quá trính “tích luỹ”, dung lượng đĩa chi phí cho việc sao lưu này có thể lên tới hàng nghìn MB, khiến tốc độ hoạt động của máy sẽ chậm đi đáng kể. Bạn có thể tắt chức năng này để máy chạy nhẹ hơn.

Vào System Properties → System Restore. Trong hộp thoại System Restore, đánh dấu vào Turn off System Restore on all drive (tắt chức năng phục hồi thệ thống ở tất cả các đĩa). Nếu sau này bạn muốn mở lại, bạn chỉ cần bỏ đánh dấu vào ô này. Trong trường hợp nửa muốn tắt, nửa muốn mở chức năng hồi phục hệ thống, bạn có thể chọn chỉ tắt chức năng phục hồi ở một drive hoặc partition nào đó

Read More...

Đổi tên máy tính

Sau khi mua máy tính ở cửa hàng về, bạn sẽ thấy thông tin về người cài đặt trước đó. Điều này làm bạn không mấy dễ chịu vì hầu hết mọi người đều có cảm giác rằng những cái mình mua đều thuộc quyền sở hữu của mình hay ít nhất cũng đứng tên mình. Vậy thì tại sao bạn phải bỏ tiền ra mua máy mà nó vẫn giữ tên của người khác? Ok, bạn chỉ cần làm đơn giản như sau để thay đổi mặc định này:

+ Cách thứ nhất: Cài đặt lại Hệ điều hành → Cách này không nên vì mất nhiều thời gian và đôi khi có thể gặp trục trặc

+ Cách tối ưu: Thay đổi trong Registry

Start → Run → gõ regedit, tìm đến khoá sau: HKEY_LOCAL_MACHINE\Softwares\Microsoft\WindowsNT\CurrentVersion

Ở cửa số bên phải hiện ra các thông số đã được đăng ký, bạn cần thay đổi chúng:

+ Để thay đổi tên chủ máy, bạn kích chuột phải vào dòng “RegisteredOwner", chọn Modify rồi điền vào ô Value data tên của bạn.

+ Để thay đổi tên cơ quan, tổ chức, bạn làm tương tự với dòng "RegisteredOrganization"


Read More...

18 thg 7, 2009

Đổi tên "Recycle Bin" (Thùng rác):

Dùng NotePad soạn thảo file Recycle.reg với nội dung như sau: (Hãy dùng lệnh coppy để đảm bảo chính xác!)

Windows Registry Editor Version 5.00

[HKEY_CLASSES_ROOT\CLSID\{645FF040-5081-101B-9F08-00AA002F954E}\ShellFolder] "Attributes"=hex:70,01,00,20
"CallForAttributes"=dword:00000040

Chạy file vừa tạo để nhập dữ liệu vào Registry. Từ giờ trở đi bạn có thể thoải mái đổi tên của
Recycle Bin.

Read More...

Một số biện pháp xử lý khi máy tính bị chậm lại

Khởi động chậm, mở chương trình chậm, làm việc chậm, lên mạng chậm… Bạn điên cả người vì sự ì ạch này làm bạn tốn nhiều thời gian và cả tiền nữa. Bạn muốn cải thiện tình hình? Hãy tham khảo vài phương pháp “phổ thông” sau:

A. Diệt sâu bọ: Ở đây muốn nói đến những con virus tin học. Cẩn tắc vô ưu, bạn đừng nên xem nhẹ việc kiểm soát sự xâm nhập của các “vị khách không mời” nhé vì chắc rằng bạn biết rõ “công dụng” của chúng. Bạn đã có một chương trình chống virus? Quá hay, nhưng đó chỉ giải quyết được nửa vấn đề thôi. Điều quan trọng là các “vaccin” của bạn phải được cập nhật thường xuyên vì các con bọ đáng ghét này luôn được làm mới hằng ngày. Bạn có thể sử dụng các phần mềm quét virus quen thuộc ở Việt Nam như BKAV
hay D32, CMC … Theo tôi tốt nhất bạn chọn Kaspersky đây là một trong những trình quét virus tốt nhất thế giới hiện nay và chúng luôn được cập nhật thường xuyên. Tải về tại http://kaspersky.vn/
B. Lột mặt Spywares: Những chương trình gián điệp này sẽ tự do đột nhập vào máy tính của bạn một cách hợp pháp khi bạn cài đặt một phần mềm miễn phí hay download một file nào đó bằng hệ thống Peer to Peer (Kazaa chẳng hạn). Những tên gián điệp này sẽ làm chậm máy bạn vì chúng sẽ liên tục gửi những thông tin cá nhân đã ăn cắp của bạn về các công ty gửi thư rác khi máy tính kết nối vào Internet. Hãy lột mặt chúng bằng các tiện ích như LavaSoft Ad-Aware, Spybot Search & Destroy hay SpywareBlaster...
C. Dọn nhà: Khi bạn cài đặt một chương trình mới vào máy, hệ thống sẽ tự động “cấp nhà” cho chương trình đó trên ổ cứng. Khi bạn gỡ bỏ nó, chương trình đó sẽ để lại một khoảng trống
trong ổ cứng của bạn. Nhiều lần cài và gỡ các phần mềm vào máy sẽ làm các khoảng trống tăng lên. Điều này sẽ làm khổ cho đầu đọc của ổ cứng vì nó phải đọc cả những khoảng trống không
cần thiết trong quá trình tìm kiếm dữ liệu. Việc sắp xếp lại dữ liệu sẽ giúp cho đầu đọc không phải thực hiện những việc thừa vì hệ thống sẽ sắp xếp lại các dữ liệu trên ổ cứng sao cho các khoảng trống không còn nữa. Để kích hoạt chức năng này trong Windows, bạn chọn
Start/Programs/Accessories/System Tools/Disk Defragmenter. Bạn chỉ cần chọn ổ dĩa cứng và click nút Defragment để bắt đầu việc dọn dẹp. Bạn còn có thể sử dụng phần mềm Auslogics BoostSpeed để việc sắp xếp hiệu quả hơn.
E. Kiểm tra các tập tin hệ thống: Trong quá trình sử dụng, các file hệ thống căn bản của hệ điều hành Windows XP có thể bị tổn hại do nhiều nguyên nhân. Bạn hãy kiểm tra và hồi phục chúng lại. Đầu tiên, chọn Start/Run. Sau đó trong khung Open, bạn gõ SFC/scannow. Hệ thống sẽ yêu cầu bạn đưa vào CD cài đặt Windows XP. Hãy cho nó vào CD-Rom của bạn và ngồi chờ kết quả.
F. Khởi động nhanh hơn: Việc khởi động máy chậm có nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do những chương trình trong máy như Yahoo!Messenger, Vietkey, Norton Antivirus hay BKAV được cài vào khung Startup của Windows (bạn có thể tìm thấy khung này ở phía dưới bên phải desktop). Hạn chế được số lượng ứng dụng cài trên thanh Startup sẽ cải thiện tối đa tốc độ khởi động Windows của máy. Đầu tiên, bạn hãy khởi động tiện ích System Configuration Utilities của Windows bằng cách vào Start/Run và gõ msconfig vào ô Open. Sau đó, bạn chọn thẻ Startup và bạn sẽ thấy một danh sách dài những chương trình sẽ được kích hoạt khi Windows khởi động. Click bỏ chọn những chương trình không cần thiết.


Read More...

Thay đổi cột mốc Restore. (Rất cần thiết cho những người hay "táy máy"):

Thay đổi thời gian sao lưu dự phòng của System Restore Windows XP tự động kiểm soát, quản lý mọi thay đổi trong máy bạn. Như vậy, khi gặp một sự cố nào liên quan đến hệ thống (cài đặt chương trình hỏng, làm hư registry, thay đổi driver), với System Restore, bạn có thể dễ dàng khôi phục lại những gì đã mất bằng cách trở về vài ngày trước đó, lúc mà sự cố chưa xảy ra.

Điều bạn cần phải biết là tiện ích này tạo những “cột mốc khôi phục” theo từng thời gian nhất định. Thông thường, cứ mỗi 24 tiếng, System Restore thực hiện một cột mốc khôi phục. Nếu bạn là người thường xuyên install và uninstall nhiều phần mềm, bạn nên tăng tần số của System Restore để các cột mốc khôi phục được chính xác và cập nhật hơn, như vậy, việc “trở về quá khứ” của bạn sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, bạn nên giảm tần số nếu không muốn System Restore chiếm quá nhiều chỗ trong bộ nhớ của máy. Để thực hiện điều này, bạn vào Registry (Start/Run/Regedit). Sau đó, bạn tìm khóa
HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\ Microsoft\Windows NT\ CurrentVersion\ SystemeRestore. Sau đó, tìm bên cửa sổ bên phải giá trị DWORD mang tên RPGlobalInterval và nhấp đúp vào nó. Trong cửa số mới, chọn Base/Decimal để sử dụng các số trong hệ thập phân và trong khung
Value Data, bạn sẽ thay đổi số 86400 (giây - 24 tiếng) theo ý mình. Đừng nên chọn số quá nhỏ. Ít nhất, bạn nên chọn tần số là 6 giờ (21600 giây) để System Restore tạo ra 4 cột mốc khôi phục mỗi ngày.

Read More...

SẮP XẾP GIAO DIỆN WINDOWS:

Bên dưới đây có những những thủ thuật có liên quan đến Registry mà Tôi đã có dịp tìm ra hay sưu tầm được. Trước khi thực thi những chỉ dẫn , bạn nên sao lưu cẩn thận Registry - bộ não Windows vào 1 thư mục để đề phòng bất trắc còn có thể phục hồi lại được.

-Khởi chạy Registry , bạn vào Start , lệnh RUN , đánh vào regedit.exe

-Sao lưu tòan bộ, bạn chọn File\Export từ menu file của trình Registry Editor mới hiện ra. Trong Menu bạn thấu sau khi click Export , phía dưới , mục Export Range , bạn nhớ đánh dấu All rồi cẩn thận lựa tên , đường dẫn và sao lưu bản dự phòng này vào 1 thư mục nào đó. Trái lại với

việc sao lưu tòan bộ nếu bạn chỉ muốn 1 khóa con thì đừng chọn All mà chọn Select Branch. Mọi thứ chuẩn bị đã hòan tất. Hãy để cho nhưng khám phá được bắt đầu.

1/Lọai bỏ các thư mục lưu trữ không cần thiết :

-Bạn chắc chắn biết rằng Windows có bao gồm các thư mục như My eBooks , My Videos và My Music. Đôi khi bạn không cần thiết dùng đến chúng và bạn muốn xóa nó đi - cho đỡ chướng mắt đó mà. Nhưng chỉ ít phút sau khi bị deleted , trở lại , bạn vẫn còn thấy chúng còn nằm đầy ở đó
:

Vào Start , lệnh Run lần nữa , bạn đánh hay copy dòng sao vào : Regsvr32 /u mydocs.dll
Một thông báo sẽ xuất hiện sau khi bạn click Ok. Từ lúc này trở đi bạn có thể xóa các thư mục
My eBooks , My Videos và My Music. Chúng sẽ không quay lại nữa đâu.

2/Dấu Recycle bin từ Desktop :

-Bạn chạy Registry Editor , tìm khóa HKEY_Current_User\Software\Microsoft\Windows\Curre ntVersion\Explorer\HideDesktopIcons\NewStartPanel. Click phải trong khu vực hiển thị thông tin của khóa , bạn con New\DWORD Value. Đặt tên khóa mới là {645FF040-5081-101B-9F08-
00AA002F954E}. Thiết lập giá trị cho là 1.

-Nếu bạn muốn phục hồi đặt giá trị lại là 0

3/Đổi màu cho màn hình Logon :

-Khóa HKEY_Users\.Default\Control Panel\Colors , giá trị BackGround. Đổi giá trị hiện tại thành 3 thông số màu sắc RGB mà bạn muốn. Mửi thông số Red , Blue và Green cách nhau bởi khỏang trắng. Ví dụ :

*Màu đen : 0 0 0

*Màu đỏ : 255 0 0

*Màu Silver - Bạc : 241 241 241

4/Dấu các biểu tượng trong System Tray :

-Bạn muốn làm cho Windows trông giống như không có chương trình nền nào đang chạy hay chỉ đơn giản là muốn giao diện dễ nhìn hơn ?

HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\Curre ntVersion\Policies\Explorer và đặt 1 khóa DWORD mới với tên "NoTrayItems Display". Gán giá trị 1 để che các Icons trên system Tray và trong lần khởi động kế đến bạn sẽ không còn thấy chúng nữa.

5/Vô hiệu hóa tính năng xem trước ảnh

-Xóa khóa HKEY_CLASSES_ROOT\SystemFileAssociations\image\She llEx\ContextMenuHandlers\ShellImagePreview. Nhưng bạn nhớ sao lưu trước.

6/Học các phím tắt của Windows :

Alt + Tab : Chuyển đổi giữa các cửa sổ
Alt + d : di chuyển dấu nhắc trong cửa sổ IE đến khu vực Address bar
Shift trong suốt quá trình để CD vào ổ nhằm tạm thời vô hiệu hóa tính năng tự động AutoPlay
Phím Windows + Pause/Break dẫn bạn đến system Properties
Phím Windows + f mở cửa sổ tìm kiếm
Phím Windows + e mở cửa sổ Explorer
Phím Windows + d : thu nhỏ tất cả cửa sổ tác vụ
Như tôi đã dùng thì nên cài TUNE UP 2008 với những ai dốt như .........tôi. Chế độ mặc định của TuneUp khá hay. Tôi chả cần chỉnh sửa gì cả.Cứ thế open và next đến khi nào finish thì thôi. Những thủ thuật trên khá hay nhưng hầu như tác dụng chỉ có mỗi CPU biết. Chứ với user thì coi như toi. Máy chạy chậm thừơng do nhiều lí do. Nhưng tựu trung lại vẫn có vài loại lí do cơ bản :
+ Máy quá date ( quả này thì hết thuốc chữa :D )
+ Cài quá nhiều soft không cần thiết ( quả này cũng không quá khó để xử lý )
+ Virus ( quả này thì dễ xử lý nhưng cũng đôi khi phải bótay.com )
+ Quá nhiều những tập tin rác do các ứng dụng ( Tune Up )
+ Ổ cứng không được dọn dẹp thường xuyên (Tune Up)
+ Không có được những tối ưu cơ bản nhất để tăng tốc hệ thống ( Tune Up )
...v...v
thế nên các bác nào mà dốt như em thì em khuyên cứ cài chương trình tối ưu hệ thống vào mà xài. Đừng vọc nhiều quá mà lại sắm máy mới !

Read More...

17 thg 7, 2009

BẢO MẬT CHO MÁY TÍNH

Hiện nay việc bảo mật cho máy tính là rất cần thiết, có rất nhiều bạn còn gặp khó khăn trong vấn đề này, vì vậy tôi viết bài này mong giúp được các bạn phần nào chăng?

1/Thiết lập tường lửa :
-Bạn không biết tường lửa là gì ? Hãy vào bài viết “Tường lửa là gì ?” để tham khảo. Trong tài liệu này , Tôi chỉ gợi ý những phương thức bảo mật chứ không đi sâu vào tính năng của mỗi phần mềm.

-Trong hầu hết chúng ta hiện nay liên kết vào hệ thống mạng lưới máy tính tòan cầu đều sử dụng kết nối thẳng , cho dù sử dụng Modem hay Boardband , đều nên thiết lập cho riêng mình 1 hệ thống tường lửa tốt nhằm ngăn chặn các xâm nhập vào-ra bất hợp pháp , mà nạn nhân ở đây đôi khi là chính bạn chứ không phải là máy tính. Tôi khuyên bạn dùng Zone Alarm và luôn để nó trong chế độ họat động mỗi khi bạn vào Internet. Đây là 1 công cụ không thể
thiếu đối với chúng.

2/Cài đặt trình chống Virus :

-Trình Anti-Virus đã trở nên rất cần thiết cho máy tính hiện nay. Trái với việc xâm nhập bất hợp pháp ở trên, nạn nhân ở đây là máy tính chứ không phải là bạn. Nên 1 ngày nào đó bạn chạy 1 tập tin nhận được từ bức email trông rất quan trọng rồi mới nhận ra "Hình như cái này là Virus" thì nếu không có trình Anti-Virus ở đó , rất có thể trong lần khởi động kế bạn không còn gặp được WinXP của mình nữa. Hiện tượng này là căn bệnh thường gặp ở nhiều bạn vì vậy sở hữu 1 trình Chống Virus ở đây được xem là cấp bách. Vào năm trước , Tôi đề nghị trình tốt nhất là Kaspersky 2010, hoặc Avira (bạn có thể xem thêm HDSD và các tính năng của nó tại http://dinhvantuoc.violet.vn/ )

Read More...

16 thg 7, 2009

TỰ TĂNG TỐC WINDOWS

1/Lấy trình điều khiển mới nhất đi bạn :
-Có 1 lý do vì sao Silvery Hat Hacker luôn đề cập đến vấn đề này trong hầu hết các câu trả lời về tăng tốc windows XP. Là bước đầu tiên phải đạt được , khi bạn có trình điều khiển mới nhất đồng nghĩa với việc giúp cho Windows quản lý phần cứng tốt hơn và tránh bị lửi hơn. Trong suốt qua trình sử dụng driver mới , bạn đã cho tăng tốc cho Windows rất nhiều. Tuy nhiên , nếu không có điều kiện để cập nhật driver cho tất cả các phần cứng , bạn cố gắng tìm cho ra trình điều khiển cho 1 số hardware được xem là cực kỳ cần thiết theo thứ tự sau : Card màn hình, Driver cho Chipset trong mainboard ( còn gọi là FirmWare ). Còn nhưng phần cứng khác như bàn phím , chuột , hay các thiết bị USB thì không cần phải tiến hành thường xuyên. Chúng chỉ nên được
thay thế driver khi bạn đã có kinh nghiệm xử lý các vấn đề phần cứng nâng cao.

+Cố giải quyết :
- Bạn gắn 1 thiết bị USB vào cổng USB 2.0 trên máy mình. . . . . . . .không có gì xảy ra. Không có hiện tượng nào cho thấy Windows XP nhận ra phần cứng bạn vừa gắn vào. Bạn rút ra , gắn vô lại. . . . . . . .vô ích. Thất vọng , bạn để sang 1 bên tiếp tục vào Device Manager để tìm hiểu. Bạn nhận thấy Windows trở chậm hơn , hình bị giật , chuột di chuyển chậm chạp , shutdown lâu hơn....Rốt cuộc cái gì đang xảy ra ? Mặc dù được cho là hử trợ tốt USB 2.0 , tuy nhiên Windows XP vẫn còn gặp rất nhiều lửi trong việc quản lý chính các cổng USB 2.0 có trên bo mạch. Điều
này có thể khiến bạn tửơng nhần thiết bị mình gặp vấn đề nhưng thật ra là do Windows đã không họat động với driver mặc định của nó đối với cổng USB 2.0. Nếu bạn bắt gặp USB 2.0
Enhanced Host Controller Driver trong phần driver USB , bạn chắc chắn không sử dụng được 1 số
thiết bị HighSpeed USB 2.0. Lý do là vì trình điều khiển này không họat động với 1 số USB 2.0
của mainboard Intel. Bạn nên sớm vào www.microsoft.com tìm bản sửa lửi hay driver để sửa vấn đề này. Nếu bạn không tìm ra hay khi download về báo thiếu Service Patch 1 thì bạn hãy liên hệ với để nhận được bộ driver sửa lửi này.

-Bạn vô tình cài nhầm driver cho chuột hay bàn phím và bây giờ chúng không họat động ? Nhấn

F8 trong quá trình khởi động máy để vào chế độ Safe Mode , cài lại driver cho chúng. Mọi thứ
bạn cần là sự bình tĩnh. Thế thôi.

2/Hiệu ứng hình ảnh trong giao tiếp giữa Windows và người dùng :

-Bạn đừng suy nghĩ nhiều về cái tên khá dài bên trên ấy. Thật ra nó chỉ là hiệu ứng đồ họa trong Windows XP thôi. Như là bóng mờ trên Menu Start , cửa số động , bóng mờ trên trỏ chuột...Tất cả những thiết lập ấy tạo cho Windows một dáng vẻ hòan mỹ. Nhưng sự hòan mỹ ấy chẳng phải là hòan hảo. Hiệu ứng càng chi tiết , công sức của Card màn hình bỏ ra càng nhiều khiến hệ thống bị trì trệ. Nếu là người dùng đòi hỏi tốc độ và không cần rườm ra , bạn hãy lọai bỏ nhưng thiết lập mặc định của Windows XP này.

+Đầu tiên , bạn vào System Properties bằng phím Windows + Pause/Break hay trong Control Panel/System hoặc chọn Properties trong Menu chuột phải của biểu tượng My Computer trên màn hình. Tiếp đến , bạn nhìn lên tìm thẻ Advanced , mục Settings của khung Performance. 1
menu mở ra , bạn tìm đến Visual Effects , đánh dấu chọn cho "Adjust for best performance". Vậy
là xong. Bạn cũng có thể tự đánh dấu chọn cho một số hiệu ứng, không bắt buộc phải bỏ hết.
+ Ý nghĩa các hiệu ứng

*Animated windows when minimizing and maximizing : Hiệu ứng cho cửa sổ Windows mửi khi
đóng hoặc mở

*Fade or Slide menus into view : Hiệu ứng mờ-rõ dần hay lướt qua-dừng khi xuất hiện của các
Menu ( Danh sách )

*Fade or Slide Tooltips into view : Hiệu ứng mờ-rõ dần hay lướt qua-dừng khi xuất hiện của các
Tooltip ( các thông báo chỉ dẫn , trợ giúp )

*Fade out menu menu items after clicking : Hiệu ứng rõ-mờ dần khi bạn đóng hay thực thi 1
lệnh trong Menu

*Show shadows under menus : Bóng mờ bên dưới menu

*Show shadows under mouse pointer : Bóng mờ bên dưới trỏ chuột

*Show translucent selection rectangle : Hiển thị khung hình chữ nhật xuyên suốt khi chọn các biểu tượng

*Show window content while dragging : Hiển thị nội dung cửa sổ khi kéo

*Silde open combo boxes : Rớt xuống từ từ-dừng đối với hộp danh sách đổ xuống

*Slide taskbar button : Hiệu ứng lướt qua-dừng đối với các cửa sổ hiển thị trên thanh Task bar

*Smooth edges of screen fonts : Làm sắc nét font chữ

*Smoot-scroll list boxes : Làm sắc nét thanh cuộn các hộp danh sách lựa chọn

*Use a background image for each folder tyoe : Sử dụng hình nền cho các lọai folder , như MP3 , hình ảnh , Text ...

*Use common task in folders : Dùng menu tiện ích bên trái cho các folder

*Use drop shadows of icon labels on the desktop : Dùng hiệu ứng bóng đổ cho các nhãn của những biểu tượng trên màn hình

*Use windows visual styles on windows and buttons : Hiệu ứng giao diện chung cho tòan bộ cửa sổ , nút bấm.. của windows
- Silvery Hat Hacker đã liệt kê ra hết các tính năng tùy chọn của việc thiết lập hiệu ứng hình ảnh
của Windows XP , một số nên bỏ đi , còn 1 số bạn nền giữ lại cho tiên lợi trong quá trình dùng Windows. Tùy theo mửi người chúng ta mà có 1 cách chọn khác nhau. Điều này không gây nguy hại cho hệ thống.

+ Thủ thuật :

-Ngọai trừ bỏ bớt hiệu ứng hình ảnh , bạn nên dọn bớt những biểu tượng trên màn hình , phần giúp dễ nhìn hơn và một phần giảm bớt sức năng cho card màn hình. Nếu không dùng đến chúng , theo ý kiến riêng , Silvery Hat Hacker đề nghị bạn đem Shortcut của các ổ đĩa có trong
máy bạn để vào thanh Quick Lauch , trên màn hình , nhấn phải vào Arrange Icons , bỏ chọn mục
"Show Desktop Icons". Vậy là công việc đồ họa trên màn hình Desktop được giảm đi rất nhiều. Nâng cao quá trình xử lý các vấn đề khác của CPU...

3/Đóng các ứng dụng đang chiếm tài nguyên hệ thống :

-1 số nhiều các phần mềm được lập trình không chuyên hiện nay có đầy trên mạng. Bạn vô tình tải nó về và sử dụng nhưng càng chạy lâu bao nhiêu thì máy càng trở nên chậm chạp bấy nhiêu....Windows bạn khởi động vào quá chậm vì phải tải nhưng phần mềm định sẵn. Nhiều lý
do khiến cho máy bạn chậm chạp năng nề , nhưng yếu tố chính vẫn liên quan 1 phần lớn đến tài nguyên hệ thống. Khi bạn đóng bớt những ứng dụng không cần tới thì bạn đã giải phóng 1 lượng
lớn năng lực họat động của CPU. Vì vậy , ngòai việc cài đúng Driver , giảm công việc cho Card màn hình , bạn cũng luôn phải chú ý đến CPU , bộ não của tòan bộ máy nữa.
-Để dẹp mấy chương trình này , một cách tận gốc , bạn phải ghé thăm Registry và thư mục
StartUp và dọn tất cả những khóa , tập tin linh tinh. Nghe như dành cho người dùng chuyên nghiệp vậy , bạn đừng lo , Silvery Hat Hacker khuyên bạn , nếu là người mới , đừng nên đụng
chạm đến Registry mà hãy dùng Msconfig để mà hiệu chỉnh. Từ Menu Start , lệnh RUN , bạn
đánh vào msconfig.exe. Một ứng dụng sẽ xuất hiện gồm có 6 thẻ , đó là :
+General : chọn kiểu khởi động

*Normal StartUp : khởi động bình thường

*Diagnostics StartUP : chỉ khởi động máy kèm theo những dịch vụ , thiết bị cần thiết. Không gọi các ứng dụng nào khác

*Selective StartUP : Tự chọn thành phần khởi động - Bạn đừng nên đụng đến cái này nếu không biết rõ mình đang làm gì.

2 nút bấm ở dưới Launch System Restore - hồi phục bản sao lưu cuối cùng và Expand file - hồi phục 1 tập tin bị hư hỏng nào đó.

+System Ini , Win Ini , Boot Ini : Tốt nhất là để yên cho chúng bạn àh.

+Services : Những dịch vụ chạy theo Windows. Đây là 1 trong những tác vụ tốn nhiều tài nguyên hệ thống nhất. Chúng ta sẽ trở lại đề tài này trong chủ đề kết tiếp

+StartUP : Nơi chứa những phần mềm sẽ được gọi khi Windows khởi động.

Cốt lõi của Phần 3 này tập trung vào đây. Bạn bỏ chọn những trình nào không cần thiết và nhấn Ok hay Apply , đơn giản. Nhưng mà , lựa chọn để bỏ 1 phần mềm không phải là đều dễ dàng. Bạn đừng vội vàng mà bỏ hết. 1 số dịch vụ cần thiết cho phần mềm nào đó. Trước khi quyết định bỏ 1 phần mềm , trong bảng StartUP đó , bạn đọc mục Location ở dưới 1 chút. Tìm hiểu kỹ đường dẫn đó được liên kết đến tập tin nào. Từ đó có cơ sở rõ ràng để an tâm lọai bỏ nó. Nếu thủ thuật trên vẫn chưa đưa cho bạn 1 lợi ích nào , cố thử tìm tập tin đó , nhấn phải , chọn mục Properties , thẻ Version. Từ đây bạn có thể tìm hiểu về Nhà sản xuất , phiên bản , tên thật của tập tin đó.

-Một chú ý nho nhỏ , bạn đừng bao giờ bỏ các ứng dụng nào có liên quan đến chữ RUNDLL32. Bạn có thể sẽ phá họai 1 tác vụ nào đó của Windows.

-Sau khi đã bỏ nhưng thứ không cần thiết , bạn khởi động lại máy là xong. 1 chút khó khăn nhưng bù lại kết quả nhận được rất xứng đáng với công sức bỏ ra.

4/Lọai bỏ các dịch vụ không cần đến :

-Như Silvery Hat Hacker đã nói qua ở Phần 3 - Services ( các dịch vụ ) là 1 trong những tính năng mới của Windows XP nhằm hử trợ tôt hơn cho các nhóm người dùng WinXP như hử trợ mạng không dây, quản lý SmartCard.... Nhưng nếu bạn không thuộc nhóm người dùng chuyên nghiệp thì bạn đâu cần đến nhưng dịch vụ chuyên nghiệp phải không ? Đã đến lúc tắt bớt một vài trong số chúng rồi. Theo Control Panel để vào được Administrative Tools, nhìn trong cửa sổ bạn nhận thấy nhiều biểu tượng, tìm đến Services và click chúng. 1 menu mới mở ra , cẩn thận bạn từng bước mở lớn của số này ra...Trong màn này , 1 số tác vụ bạn phải biết trước khi vượt qua được bao gồm như sau :

-Muốn bỏ 1 dịch vụ , bạn 2 lần nhấn trái lên dòng hiển thị dịch vụ đó .Menu mới lại xuất hiện. Ngay giữa tầm nhìn mắt bạn , có dòng chữ nằm phía bên trái ghi là Startup type. trong hộp danh sách đổ xuống bên cạnh, bao gồm 3 lựa chọn Disable ( Vô hiệu hóa ) , Manual ( Người dùng quyết định cho chạy hay không ) và cái đầu tiên là Automatic ( Tự chạy ). Vô hiệu hóa 1 dịch vụ nào đó dẫn đến rắc rối về sau ,bạn lập tức trở lại khu vực này , mở lại dịch vụ đó để tránh gặp thêm nhiều phiền phức. Nếu còn do dự không biết nên đóng dịch vụ nào ,Silvery Hat Hacker sẽ liệt kê 1 số có thể được-bị vô hiệu hóa :
*Clipbook : Bạn có muốn chia sẽ những gì lưu trong Clipboard của mình cho một ai đó thông qua mạng không ?

*Application Management : Bạn không dùng chung 1 mạng với ai đó ? Bạn không không có ý
định điều khiển 1 trình nào đó thông qua mạng ? Nếu không hãy vô tư mà Disable nó.

*Distributed Link Tracking Client : Quản lý các Shortcut đến tập tin trên Server nào đó . Nếu bạn
đã vô hiệu hóa 2 dịch vụ trên thì cũng nên bỏ luôn cái này.

*Error Reporting : Tự động thông báo lửi có thể là 1 tính năng khá tốt nhưng đôi khi lại quá làm phiền và vô dụng.

*TPC/IP NetBIOS Helper : Bạn chỉ dùng cài này khi bạn dùng NetBIOS trên hệ mạng TCP/IP của mình.

*Messenger : Vào năm trước , những kẻ Spammer đã nhận ra 1 cách có thể gửi hàng triệu Spam
đến người dùng WinXP thông qua Messenger này. Lọai bỏ dịch vụ này là lựa chọn sáng suốt

*Remote Registry : Bạn có muốn ai khác ngòai bạn quản lý bộ não của WindowsXP không ?

*Telnet : Cho phép ai đó đăng nhập vào máy bạn và làm bất kỳ cái gì họ muốn xem ra là một ý kiến tuyệt vời đáng lưu truyền cho hậu thế ?

*Event Log : Bỏ. Nhiệm vụ của nó chỉ là ghi lại những báo cáo đôi khi khó hiểu.

*Fast User Switching Compatibility : Nếu bạn không dùng máy chung với nhiều người thì vô hiệu hóa cái này tăng năng lực cho máy rất nhiều.

*Help and Support : Sự trợ giúp là 1 điều quý báu nhất là khi ta gặp khó khăn. Nhưng nếu bạn không rành Tiếng anh và không biết nó nói cái gì....

*IMAPI CD-Burning COM Service : Thật sự ra dùng Nero ghi đĩa trực quan hơn dịch vụ có sẵn trong WinXP này.

*NetMeeting Remote Desktop Sharing : Không muốn chia sẻ với ai bất cứ cái gì trên máy bạn thông qua NetMeeting ? Không = Disable

*Remote Desktop Help Session Manager : Đừng để ai đó điều khiển máy bạn nếu bạn không muốn bị vậy

*Smart Card và Smart Card Helper : ...Nếu bạn không dùng các thẻ nhớ thì bạn biết phải làm gì với dịch vụ này.

*Task Scheduler : Quản lý các dịch vụ chạy theo định kỳ hay xếp sẵn. Tùy bạn thôi

*Wireless Zero Configuration : Bạn dùng mạng không dây ? Sướng nha. Nhưng Silvery Hat
Hacker phải vô hiệu hóa nó.

*Automatic Updates : Bạn muốn máy tự động cập nhật Windows. 1 số trường hợp quay số kết nối để cập nhật mà chủ nhân không biết. Trả tiền cước hàng triệu đồng...Ơ...Thôi để Silvery Hat Hacker dẹp cái này vậy. Nếu cập nhật mà không mấy hiệu quả thì không cần cập nhật, ngọai trừ các lổ hổng bảo mật lớn thì tự vào website microsoft cập nhật thôi.

Read More...

15 thg 7, 2009

Tăng tốc khởi động Windows XP

Sau một thời gian tìm hiểu về hệ diều hành Windows XP tôi đã tìm ra được một số thư mục có thể xóa được và không ảnh hưởng gì tới Windows mà còn làm Windows khởi động nhanh hơn nhiều.

1.C:\WINDOWS\DOWNLOADED INSTALLATION xóa nó đi không ảnh hưởng gì cả.
2.C:\WINDOWS\DRIVER CACHE (hoặc trong system32\drivercache) làm giảm quá trình khởi động của XP thì việc gì mà không xóa nó đi.
3.C:\WINDOWS\SYSTEM32\DLLCACHE cũng thế xóa nó còn tiết kiệm được vài trăm MB (chỉ với XP Pro)
4.C:\ WINDOWS\REGISTEREDPACKAGES hãy xóa toàn bộ tệp tin và thư mục trong đó, tốc độ tăng đáng kể.
5.C:\WINDOWS\PREFETCH o xóa hết các tệp tin trong đó tốc độ nhanh hơn khoảng 5->7 giây.
6.C:\WINDOWS\REPAIR cũng không thật cần thiết hãy xóa tất cả những gì trong đó thì tốt hơn.
7.C:\WINDOWS\SYSTEM32\REINSTALLBACKUPS xóa hết nó đi chỉ mất dung lượng mà không được gì.
8. Ngoài ra người nào hay Update XP tren mạng thi trong C:\WINDOWS sẽ tự động tạo ra một thư mục có tên là LASTGOOD thực chất thì thư mục này sao lưu những gì của Windows bao gồm DRIVECACHE, SYSTEM32... xóa nó đi mà không ảnh hưởng gì, tiết kiệm được vài trăm MB đấy

Read More...

Tăng tốc mở menu Start

Cách tăng tốc độ mở menu Start trong windows XP

Vào Regedit từ Start\Run
Tìm đến khóa Hkey_Current_User\Control Panel\Desktop
Thay đổi value của key Menu ShowDelay thành 00000000
Khởi động lại máy và xem kết quả

Read More...

CHÁT NHIỀU NICK YAHOO!

Chát nhiều nick trên một máy tính không cần phần mềm



Start/run/regedit
ở Registry Editor chọn
HKET_CURRENT_USER/Software/Yahoo/Pages/Test/

ở bên phải bạn chọn New/String Value bạn type cái code nào vào

Plural nhấp đúp vào đó chọn giá trị là 1

Read More...

14 thg 7, 2009

Không cho ScanDisk khi khởi động máy

Thật khó chịu mỗi khi máy tính khởi động thì chương trình ScanDisk lại tự động quét và kiểm tra đĩa cứng. Nguyên nhân là do bạn tắt máy một cách đột ngột, không chính quy (không tắt bằng click Start > Shutdown). Bạn đã khắc phục bằng nhiều cách nhưng vẫn không hết. Bạn hãy thử làm theo hướng dẫn sau:

Mở Registry Editor, tìm đến khóa: HKEY_LOCAL_MACHINE\ SYSTEM\ C urrentControlSet\ Control\ Session Manager. Sửa giá trị của BootExecute từ autocheck autochk * / thành autocheck autochk *

Nếu cách trên vẫn không khắc phục được, bạn hãy làm theo cách dưới đây:

Mở cửa sổ dòng lệnh (Start >> Run, gõ vào lệnh CMD), gõ vào lệnh sau: fsutil dirty query G:

Trong đó G là tên ổ đĩa. Sau đó tiếp tục gõ vào dòng lệnh: CHKNTFS /X G:

Khởi động lại máy tính. Bạn chú ý lúc này máy tính không chạy chương trình kiểm tra đĩa nữa mà khởi động thẳng vào Windows.

Sau khi khởi động vào Windows, tiếp tục mở cửa sổ dòng lệnh và gõ vào dòng lệnh Chkdsk /f /r G:

Bạn chờ chương trình kiểm tra ổ đĩa. Cuối cùng gõ vào dòng lệnh fsutil dirty query G: một lần nữa để hoàn thành.

Read More...

CÁC PHÍM TẮT TRONG EXCEL

Có thể bạn đã rất thành thạo với excel. Song rất có thể các phím tắt sau vẫn là mới với bạn

1. Di chuyển con trỏ ô :

: di chuyển qua trái , qua phải một ô .
: di chuyển lên xuống một ô
Home : di chuyển về ô đầu tiên của bảnt tính
PgUp : Lên một màn hình
PgDown : Xuống một màn hình
Ctrl + Home : Về lại ô A1
Ctrl + phím mũi tên : di chuyển tới biên của vùng dữ liệu hiện thới
End + phím mũi tên : di chuyển qua một khối dữ liệu bên trong cột hay dòng


Ctrl + phím : di chuyển về ô A16384 (ô cuối cùng của cột A).
Home : di chuyển về ô A1.
Ctrl + PageUp : di chuyển ề sheet trước đo.
Ctrl + Page Down : di chuyển đến sheet kế tiếp .
Ctrl + Spacebar : chọn toàn bộ cột mà ô hiện hành đang ở đó .
Shift + Spacebar : chọn toàn bộ hàng mà ô hiện hành đang ở đó.
Ctrl + Shift + Spacebar : chọn toàn bộ bảng tính.
Shift + F11 : chèn một bảng tính mới trước bảng tính hiện tại.

2.Nhập liệu :

Atl + Enter : xuống dòng trong cùng ô .
Ctrl + ; : đưa vào giờ hiện hành của máy tính
Ctrl + A : Sau khi viết tên hàm đúng vào côngthức , thưc hiện bước 2 của công thức , hiện dấu mở ngoặc và danh sách đối số của hàm
Ctrl + S : Lưu tập tin
Ctrl + O : Mở một tập tin
Ctrl + N : Tạo một tập tin mới
Ctrl + P : In một tài liệu

Ctrl + Shift + A : Sau khi viết công thức trong ô bảng tính , hiện dấu mở ngoặc và danh sách đố số của hàm .
Atl + F3 : Định nghĩa tên một vùng
Atl + = : Tính tổng tự động Auto Sum
F4 : Chuyển đổi các kiểu địa chỉ tuyệt đối , và tương đối .
Ctrl - : Xoá các ô đã chọn
Ctrl + Shift + : Chèn các ô trống.
Ctrl + SpaceBar : Chọn toàn bộ dòng
Shift + SpaceBar : Chọn toàn bộ cột


3. Các phím định dạng dữ liệu :
Ctrl + Shift + ~ : Định dạng số General
Ctrl + Shift + $ : Định dạng số tiền tệ với 2 số lẻ
Ctrl + Shift + % : Định dạng số phần trăm không lấy số lẻ.
Ctrl + Shift + ^ : Định dạng số khoa học với 2 số lẻ
Ctrl + Shift + # : Định dạng ngày
Ctrl + Shift + @ : Định dạng giờ
Ctrl + Shift + ! : Định dạng số có dấu phẩu ngăn cách ngàn triệu , lấy 2 số lẻ
Ctrl + Shift + & : Vẽ dường viền xung quanh khối
Ctrl + Shift + _ : Xoá tất cả cc đường biên
Ctrl + B : Bật tắt chữ in đậm
Ctrl + I : Bật tắt chữ in nghiêng
Ctrl + U : Bật tắt chữ gạch dưới
Ctrl + 9 : Che dấu dòng
Ctrl + Shift + ( : Thôi che dấu dòng
Ctrl + 0 (zero) : Thôi che dấu cột

Read More...

700 câu hỏi về máy tính

Con số 700 có thể không phải là con số chính xác, thực tế, số lượng bài (đúng ra phải là “số câu hỏi – trả lời”)có thể ít hơn hoặc nhiều hơn so với con số này.

Tuy nhiên, điều quan trọng là tập sách này có nội dung bao trùm hầu hết các vấn đề thường gặp đối với PC, từ cơ bản đến nâng cao. Nói chung, với những ai thuộc loại “kỹ thuật viên tin học”, thường đi đây đó để sửa chữa máy thì đây đúng là “vật bất ly thân”.
- Sách do diễn đàn tin học VNEchip (hiện giờ là VietSupport) tổng hợp & đóng gói. Có dung lượng khoảng 650 KB.
http://www.mediafire.com/download.php?j9h4aw4kuot

Read More...

Kích hoạt mật khẩu trong BIOS

Máy tính của bạn có thể hỏi bạn về username và password để cho phép truy cập vào Windows, đó thực sự là một tính năng bảo mật hữu hiệu được sử dụng phổ biến, nhưng tính năng này sẽ tỏ ra không hiệu quả nếu ai đó có được sự truy cập vật lý vào ổ đĩa cứng của bạn. (có thể sẽ cài đặt đĩa cứng của bạn trong một máy tính khác và khởi động từ một ổ đĩa khác). Trong trường hợp này việc kích hoạt mã hóa ổ đĩa cứng là cách bảo vệ tốt nhất để chống trộm. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng các mẹo trong BIOS để kích hoạt thêm các mức bảo mật mở rộng, hỏi các mật khẩu khác khi khởi động, truy cập vào ổ đĩa, thay đổi các thiết lập BIOS. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các cách điều chỉnh các thiết lập hệ thống đó.




Vào cấu hình BIOS khi máy tính bắt đầu khởi động. Nhấn phím được nhắc nhở để vào BIOS (phụ thuộc vào từng loại bo mạch chủ); thông thường là F-Key, Delete hoặc ESC. Di chuyển bằng cách phím mũi tên, chọn bằng phím Enter, ngược trở ra bằng phím ESC. Các giao diện của các BIOS rất khác nhau, tuy nhiên hãy tìm đến phần có các thiết lập bảo mật. Đây là cách các tùy chọn trên hệ thống PhoenixBIOS thông thường làm việc như thế nào.

Mật khẩu giám sát viên - Supervisor Password: Kích hoạt và thay đổi mật khẩu này nhằm ngăn chặn ai đó thay đổi các thiết lập BIOS của bạn trong tương lai. Cho ví dụ, nếu bạn không muốn ai đó khởi động từ CD hoặc ổ đĩa ngoài trên một trong các hệ thống làm việc của mình, đầu tiên hãy vô hiệu hóa các tùy chọn trong menu Boot, sau đó kích hoạt mật khẩu ở đây. Nếu cần khắc phục sự cố trong tương lai thì bạn có thể khôi phục các tùy chọn khởi động đó sau khi nhập vào mật khẩu BIOS.

Mật khẩu người dùng - User Password: Bổ sung thêm một nhắc nhở mật khẩu mở rộng trước khi vào màn hình đăng nhập của Windows. Tính năng này cung cấp một lớp bảo mật phụ mở rộng cho việc truy cập không thẩm định. Đầu tiên hãy thiết lập mật khẩu người dùng, sau đó kích hoạt nó trong chế độ khởi động.

Mật khẩu ổ đĩa cứng - HDD Password: Sự bảo vệ đĩa cứng tốt nhất đó là mã hóa ổ đĩa, kích hoạt mật khẩu đĩa cứng. Nếu tùy chọn này được hỗ trợ trong hệ thống của bạn, các thiết lập mật khẩu được lưu trên bản thân đĩa cứng, khi đó sẽ ngăn chặn được việc truy cập mặc dù mang ổ đĩa cứng lắp đặt sang một máy tính khác. Dịch vụ khôi phục dữ liệu vẫn có thể truy cập vào các file của bạn vì chúng không được mã hóa. Chính vì vậy bạn cần nhớ rằng nó vẫn mang tính có thể - mặc dù khá khó khăn – cho những ai muốn truy cập dữ liệu.

Nhớ mật khẩu - Remember your passwords. Lưu chúng vào một máy tính khác hoặc nơi nào đó được cho là an toàn; nếu bạn quên mất các chỗ cất giấu mật khẩu, quá trình thiết lập lại có thể rất khó khăn hoặc một số trường hợp là không thể. Sử dụng các thiết lập BIOS bạn sẽ muốn vô hiệu hóa các mật khẩu này trong tương lai. Khi đó hãy chọn mục để thực hiện sự thay đổi, nhập vào mật khẩu cũ và sau đó để trống dòng nhập mật khẩu mới.

Quản trị mạng (PCworld

Read More...

Upload dữ liệu trực tiếp lên mediaFire

Phần mềm dùng để upload dữ liệu trực tiếp lên mediaFire. Đây là phần mềm dùng để upload dữ liệu lên mediaFire mà không cần truy cập vào trang mediaFire
Sau khi cài đặt xong click phải chuột vào file cần upload ta có menu như hình sau:


Bạn chọn upload to mediaFire
Dowload : http://www.mediafire.com/?hn2wbbrmpii

Read More...

CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN MAPLE

Maple có 2 môi trường lμm việc lμ toán vμ văn bản. Sau khi khởi động, Maple tự động bật môi trường toán. Muốn chuyển sang môi trường văn bản, kích chuột vào biểu tượng T trên thanh công cụ hay vμo trình Insert->Text. Ngược lại, từ môi trường văn bản, kích chuột vμo dấu "[>" trên thanh công cụ hay vào Insert để chuyển sang môi trường toán.

* Các phép toán:
+, -, *, /, ^, !, <, >, <=, >=, =, :=
Sin, cos, tan,
* Lệnh của Maple (Maple Input).
Lệnh của Maple được đưa vào worksheet tại dấu nhắc lệnh. Theo mặc định dấu nhắc lệnh là ">" và lệnh của Maple hiển thị bằng Font chữ Courier màu đỏ.
Kết thúc lệnh bằng dấu (;) kết quả sẽ hiển thị ngay, khi ta kết thúc lệnh bằng dấu (:) thì Maple vẫn tiến hành tính toán bình thường nhưng kết quả không hiển thị ngay. Lệnh được thực hiện khi con trỏ ở trong hoặc ở cuối dòng lệnh mà ta nhấn Enter.
Lệnh của Maple có hai loại lệnh trơ và lệnh trực tiếp: Lệnh trơ và lệnh trực tiếp chỉ khác nhau ở chữ cái đầu tiên của lệnh trơ viết in hoa, lệnh trực tiếp cho kết quả ngay, còn lệnh trơ chỉ cho ta biểu thức tượng trưng.
Ví dụ 2: Tính tổng các bình phương của n số tự nhiên đầu tiên.
Lệnh trực tiếp cho ta kết quả ngay khi nhấn Enter.
> sum(k^2,k=1..n);

Lệnh trơ sẽ cho ta biểu thức.
> Sum(k^2,k=1..n);

* Kết quả của Maple (Maple Output).
Sau khi nhần phím Enter ở cuối hoăc trong dòng lệnh ở trong một cụm xử lí thì kết quả tính toán sẽ được kết xuất (mầu xanh cô ban).
II. MAPLE VỚI CÁC TÍNH TOÁN TRONG SỐ HỌC
Bắt đầu công việc tính toán ta dùng lệnh khởi động chương trình [> restart:, lệnh này có công dụng xoá đi tất cả các biến nhớ của các công việc tính toán trước đó.
Với các phép toán số học như phép cộng(+), phép trừ(-), phép nhân(*), phép chia(/), phép luỹ thừa (^), các phép toàn lấy phần nguyên,phần dư,...
1. Tính giá trị biểu thức.
> 18*(25^9 + 7^11)-(12+6^8);

> 55!;
> length(%);
Thí dụ2: Biểu thức

>b:=sqrt(2+(3+(4+(5+(6+(7+(8+(9+(10+(11+(12+(13)^(1/13))^(1/12))^(1/11))^1/10)^(1/9))^(1/8))^(1/7))^(1/6))^(1/5))^(1/4))^(1/3)):
> evalf(b);

2. Tính toán với độ chính xác theo yêu cầu
Lệnh evalf
- Cú pháp 1: evalf(bieu_thuc) - tính toán chính xác giá trị của biểu thức và biểu diễn kết quả
với mặc định là 10 chữ số.
- Cú pháp 2: evalf(bieu_thuc, k) - tính toán chính xác giá trị của biểu thức và biểu diễn kết quả
với k chữ số.
> 22/7:
> evalf(%);
> evalf(Pi,500);
3. Các thao tác với số nguyên tố
- Phân tích một số n thành thừa số nguyên tố: lệnh ifactor(n);
- Kiểm tra một số n có phải là số nguyên tố không?: lệnh isprime(n);
- Tìm số nguyên tố đứng sau một số n cho trước: lệnh nextprime(n);
- Tìm số nguyên tố đứng trước một số n cho trước: lệnh prevprime(n);
- Tìm ước số chung lớn nhất của 2 số nguyên dương a, b: lệnh gcd(a,b);
- Tìm bội số chung nhỏ nhất của 2 số nguyên dương a, b: lệnh lcm(a,b);
- Tìm số dư khi chia a cho b: lệnh irem(a,b);
- Tìm thương nguyên khi chia a cho b: lệnh iquo(a,b);
> ifactor(3000000000);
> ifactor(1223334444555556666667777777);
> gcd(157940,78864);
> lcm(12,15);
> prevprime(100);
> nextprime(100);
> nextprime(%);
> irem(145,7);
> iquo(145,7);
> y:=irem(145,7,'x'):
> x;
4. Giải phương trình nghiệm nguyên
Lệnh isolve:
- Cú pháp 1: isolve(phuong_trinh/he_phuong_trinh);
- Cú pháp 2: isolve(phuong_trinh / he_phuong_trinh, );
> isolve({x+y=36,2*x+4*y=100}):
> isolve(x+y=5,{a,b,c}):
5. Giải công thức truy hồi, giải dãy số
Lệnh rsolve:
- Cú pháp: rsolve(pt/he_pt_truy_hoi, ten_day_so);
> rsolve({f(n)=f(n-1)+f(n-2),f(0)=1,f(1)=1},f(n)):
> rsolve({f(n)=2*f(n-1)},f(n)):
> rsolve({g(n)=3*g(n/2)+5*n},g):
> rsolve(f(n)-f(n-1)=n^3,f):
> simplify(%):
> eqn:=f(n)=f(n-1)+4*n:
> rsolve(eqn,f):
> simplify(%):
6. Khái niệm biến số, hằng số
- Trong Maple, biến số được sử dụng thoải mái mà không cần khai báo, định nghĩa trước
- Biến số, hằng số được đặt tên thỏa mãn một số quy tắc sau:
+ Không bắt đầu bằng chữ số
+ Không chứa khoảng trắng và một số ký tự đặc biệt như: %,^,&,*,$,#,...
+ Không được trùng với tên một số hàm và lệnh của Maple: sin, cos, ln, min, max,
- Một biến số sẽ trở thành hằng số ngay khi nó được gán cho một giá trị nào đó.
- Nếu muốn biến một hằng số trở lại biến số, ta dùng phép gán: ten_bien:='ten_bien';
> isolve({x+y=36,2*x+4*y=100}):
> x:=2:
> isolve({x+y=36,2*x+4*y=100}):
> x:='x':
> isolve({x+y=36,2*x+4*y=100}):
7. Tính tổng và tích
Tính tổng: sử dụng lệnh sum (tính trực tiếp ra kết quả) hoặc Sum(biểu diễn dạng công thức)
Cú pháp: sum(bieu_thuc_trong_tong, bien :=gia_tri_dau .. gia_tri_cuoi);
Sum(bieu_thuc_trong_tong, bien :=gia_tri_dau .. gia_tri_cuoi);
Tính tích: sử dụng lệnh product (tính trực tiếp ra kết quả) hoặc Product (biểu diễn dạng công thức)
Cú pháp: product(bieu_thuc_trong_tong, bien :=gia_tri_dau .. gia_tri_cuoi);
Product(bieu_thuc_trong_tong, bien :=gia_tri_dau .. gia_tri_cuoi);
Lưu ý: giá trị vô cực được biểu diễn bằng từ khóa infinity
> Sum(x^2,x=1..5):
> value(%):
> sum(x^2,x=1..5):
> Sum(1/(x^2),x=1..infinity):
> value(%):
> Product((i^2+3*i-11)/(i+3),i=0..10):
> value(%):
> product((i^2+3*i-11)/(i+3),i=0..10):
Ví dụ: Tính tổng hữu hạn.
> F = Sum((1+n)/(1+n^4),n=1..10);
> F = sum((1+n)/(1+n^4),n=1..10);
> F = evalf(sum((1+n)/(1+n^4),n=1..10));



Ví dụ: Tính tổng vô hạn:
> F = Sum(1/k^2,k=1..infinity);
F = sum(1/k^2,k=1..infinity);


Ví dụ: Tích hữu hạn.
> F = Product((n^2+3*n-11)/(n+3),n=0..10);
F = product((n^2+3*n-11)/(n+3),n=0..10);


Ví dụ: Tích vô hạn.
> F = Product(1-1/n^2,n=2..infinity);
F = product(1-1/n^2,n=2..infinity);


8. Tìm số nhỏ nhất, số lớn nhất trong một dãy số ta dùng lệnh min(); và max();
> max(3/2,1.49,Pi/2);

> min(3/2,1.49,Pi/2);

9. Tính toán với số phức
Ví dụ:
> (3+5*I)/(7+4*I);

Ta có thể chuyển số phức trên về dạng toạ độ cực
> convert((3+5*I)/(7+4*I),polar);

III. MAPLE VỚI CÁC TÍNH TOÁN TRONG ĐẠI SỐ
1. Khai triển biểu thức đại số (bằng lệnh expand).
Ví dụ: Khai triển biểu thức (x+y)^3,(x+y)^9 ta đưa vào biểu thức sau
> expand((x+y)^3);

> expand((x+y)^9);

2. Phân tích đa thức thành nhân tử (bằng lệnh factor).
Ví dụ: Phân tích đa thức thành nhân tử
> factor((b-c)^3 + (c-a)^3 + (a-b)^3);

> factor(x^8+x^4+1);

3. Tìm bậc của đa thức (bằng lệnh degree);
Ví dụ: Tìm bậc của đa thức:
> degree(x^12-x^10+x^15+1);

4. Viết đa thức dưới dạng bình phương của tổng ( bằng lệnh completesquare()).
Trước tiên ta khai báo thư viện student
Ví dụ: Viết da thức dưới dạng bình phương của tổng
> with(student):
completesquare(9*x^2 + 24*x +16);

5. Sắp xếp đa thức theo bậc ( bằng lệnh collect()).
Ví dụ: Sắp xếp đa thức theo bậc của x và bậc của a:
> collect(a^3*x-x+a^3+a,x);

> collect(a^3*x-x+a^3+a,a);

6. Đơn giản (rút gọn) biểu thức (bằng lệnh simplify).
Ví dụ: Đơn giản biểu thức
> simplify(1/(a*(a-b)*(a-c))+1/(b*(b-a)*(b-c))+1/(c*(c-a)*(c-b)));

7. Tối giản phân thức (bằng lệnh normal).
Ví dụ:
> normal((x^8+3*x^4+4)/(x^4+x^2+2));

8. Khử căn thức ở mẫu số ( bằng lệnh readlib).
Muốn khử căn thức ở mẫu số trước tiên ta khai báo thư viện readlib(rationalize):
Ví dụ
> readlib(rationalize):
1/(sqrt(5)-sqrt(2))+1/(sqrt(5)+sqrt(2));
rationalize(1/(sqrt(5)-sqrt(2))+1/(sqrt(5)+sqrt(2)));


9. Tìm thương và phần dư khi chia đa thức
Ví dụ:
> Thuong = rem(x^3+x+1,x^2+x+1,x);

> Du = quo(x^3+x+1,x^2+x+1,x);

10. Thay giá trị cho biến trong biểu thức
Cú pháp: subs(bien = gia_tri , bieu_thuc);
> bt := x^2-1;
> subs(x=2,bt):
> bt := x^2-1;
bt := x2K1
> subs(x=2,bt);
11. Định nghĩa hàm số
Cách 1: sử dụng toán tử ->
Cú pháp: ten_ham := bien -> bieu_thuc_ham_so;
> f := x->x^2+1/2:
> f(a+b):
Cách 2: sử dụng lệnh unapply
Cú pháp: ten_ham := unapply(bieu_thuc, bien);
> g:=unapply(x^3+2,x):
> g(4):
Định nghĩa hàm từng khúc
Cú pháp: ten_ham := bien -> piecewise(đk_1, bt_1, đk_2, bt_2, ..., đk_n, bt_n);
Ý nghĩa: nếu đk_i đúng thì hàm nhận giá trị là bt_i
> f:=x->piecewise(x<=-1,x^2-1,x<=1,-abs(x)+1,sin(x-1)/x):
> f(1):
12. Giải phương trình và hệ phương trình.
* Giải phương trình.
Ta có thể dùng Maple để giải phương trình và hệ phương trình. Đầu tiên ta định nghĩa phương trình
> PT:=x^3-a*x^2/2+13*x^2/3 = 13*a*x/6+10*x/3-5*a/3;

Sau đó ta giải phương trình bằng lệnh solve();
> solve(PT,{x});

* Giải hệ phương trình.
Trước tiên ta định nghĩa các phương trình:
> Pt1:=x+y+z-3=0:
> Pt2:=2*x-3*y+z=2:
> Pt3:=x-y+5*z=5;



Sau đó ta dùng lệnh giải phương trình solve.
> solve({Pt1,Pt2,Pt3},{x,y,z});

13. Giải bất phương trình và hệ bất phương trình.
* Giải bất phương trình.
Ví dụ:
> Bpt:=sqrt(7*x+1)-sqrt(3*x-18)<=sqrt(2*x+7);


Sau đó dùng lệnh để giải bất phương trình này.
> solve(Bpt,{x});

Hoặc ta có thể đưa trưc tiếp bất phương trình vào trong câu lệnh.
> solve(sqrt(7*x+1)-sqrt(3*x-18)<=sqrt(2*x+7),{x});

* Giải hệ bất phương trình, ta dịnh nghĩa các bất phương trình.
> Bpt1:=x^3-11*x^2+10*x<0;
Bpt2:=x^3-12*x^2+32*x>0;


Sau đó dùng lệnh giải hệ này:
> solve({Bpt1,Bpt2},x);

Hoặc ta có thể đưa trực tiếp bất phương trình vào trong câu lệnh như sau:
> solve({x^3-11*x^2+10*x<0,x^3-12*x^2+32*x>0},x);

IV.CÁC TÍNH TOÁN TRONG ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH
Trước tiên ta hãy khởi động chương trình bằng lệnh restart: và nạp gói công cụ chuyên ngành nilalg:
1. Tạo ma trận
Có hai cách tạo ma trận: bằng lệnh matrix hoặc bằng lệnh array (tạo mảng).
Ví dụ:
> matrix([[5,4],[6,3]]);

Ví dụ 2
> B:=array([[4,1,3],[2, 2,5]]);

2. So sánh hai ma trận bằng lệnh equal
Muốn so sánh hai ma trận xem chúng có bằng nhau hay không ( tức là tất cả các phần tử cùng vị trí tương ứng của chúng phải bằng nhau), ta dùng lệnh equal.
Chú ý: Hai ma trận phải cùng số chiều như nhau mới có thể so sánh được.
Thí dụ:
> restart:
with(linalg):
Warning, the protected names norm and trace have been redefined and unprotected

> A := array( [[2,1],[1,2]] );

> B := array( [[2,1],[1,2]] );


> equal(A, B);

> C := matrix(2,2, [2,2,1,2]);

> equal(A, C);

So sánh A với F
> F := array( [[2,1],[2,1]] );

> equal(A, F);

3. Tính tổng của hai ma trận bằng lệnh evalm hoặc bằng lệnh add
Ví dụ:
> A:=array([[1,-3,2],[3,-4,1]]);

> B:=matrix(2,3,[2,5,6,1,2,5]);

Tính tổng của A và B bằng lệnh evalm
> evalm(A+B);

4. Nhân ma trận bằng lệnh multiply hoặc bằng lệnh evalm
Ví dụ:
> A:=array([[2,-1,3,4],[3,-2,4,-3],[5,-3,-2,1]]);

> B:=matrix(4,3,[7,8,6,5,7,4,3,4,5,2,1,1]);

Nhân A với B bằng lệnh multiply
> multiply(A,B);

5. Tính tích trong của ma trận và véc tơ bằng lệnh innerprod
Hàm innerprod tính tích trong của một dãy các ma trận và véc tơ. Chiều của ma trận và véc tơ phải tương thích với nhau trong phép nhân.
Ví dụ:
> restart:
with(linalg):
Warning, the protected names norm and trace have been redefined and unprotected
> u := vector(2, [1,2]);

> A := matrix(2,3, [1,1,1,2,2,2]);

> innerprod(u, A);

> w := vector(2, [3,2]);

> innerprod(u,w);

6. Tính tích véc tơ (tích trực tiếp) bằng lệnh crossprod
Tích véc tơ của hai véc tơ là một véc tơ có toạ độ là ( u[2]*v[3]-u[3]*v[2], u[3]*v[1]-u[1]*v[3],u[1]*v[2]-u[2]*v[1])
> v1 := vector([1,2,3]);

> v2 := vector([2,3,4]);

> crossprod(v1,v2);

7. Tính tích vô hướng của hai véc tơ bằng lệnh dotprod
Theo định nghĩa, tích vô hướng của hai véc tơ trên trường số phức là tổng của u[i]*liên hợp của v[i].
Ví dụ:
> u := vector( [1,x,y] );

> v := vector( [1,0,0] );

> dotprod(u, v);

8. Các phép toán cấu trúc trên ma trận và véc tơ
* Xoá dòng, xoá cột của ma trận bằng delrows (delcols)
> restart:
with(linalg):
> a := matrix(3,3, [1,2,3,4,5,6,7,8,9]);

> delrows(a, 2..3);

> delcols(a, 1..1);

* Tạo ma trận con
> A := array( [[1,2,3],[4,x,6]] );

> submatrix(A, 1..2, 2..3);

> submatrix(A, [2,1], [2,1]);

9. Hoán vị dòng (cột) của ma trận
Ví dụ:
> A := array( [[1,2,x],[3,4,y]] );

> swaprow(A, 1, 2);

> swapcol(A, 2, 3);

10. Nhân một dòng của ma trận với một biểu thức
Ví dụ:
> A := matrix( [[1,2],[3,4]] );

> mulrow(A, 2, 2);

> mulcol(A, 2, x);

11. Tìm ma trận chuyển vị bằng lệnh transpose
Ví dụ:
> P:=array([[1,2,3],[5,6,4]]);

12. Tìm ma trận chuyển vị bằng lệnh transpose
> transpose(P);

13. Tìm vết của ma trận bằng lệnh trace
Ví dụ:
> T:=array([[4,3,-3],[2,3,-2],[4,4,-3]]);

> trace(T);

14. Tìm bất biến của ma trận bằng lệnh permanent
> P:=array([[1,-2,-3],[2,-4,1],[3,-5,2]]);

> permanent(P);

15. Tính giá trị riêng và véc tơ riêng của ma trận
Ví dụ:
> M:=matrix(3,3,[1,-3,3,3,-5,3,6,-6,4]);

> eigenvects(M);

Kết quả của lệnh eigenvects được xắp xếp như sau: số đầu tiên trong mỗi móc vuông của dòng là giá trị riêng, số thứ hai là bội đại số của giá trị riêng, và cuối cùng là tập các véc tơ cơ sở của không gian riêng ứng với giá trị riêng đó. Mỗi móc vuông ứng với một giá trị riêng của ma trận.
16. Tính đa thức đặc trưng
Ví dụ:
Tìm ma trận đặc trưng bằng lệnh charmat
> C:=array([[3,1,-1],[0,2,0],[1,1,1]]);

> charmat(C,x);

Tìm đa thức đặc trưng của ma trận bằng lệnh charpoly
Ví dụ:
> A := matrix(3,3,[1,2,3,1,2,3,1,5,6]);

> charpoly(A,x);

17. Tìm hạng của ma trận
Thí dụ 1.
> A := matrix(3,3, [x,1,0,0,0,1,x*y,y,1]);

> rank(A);

18. Tính định thức
Ví dụ:
> A:=matrix(3,3,[1/2,-1/3,2,-5,14/3,9,0,11,-5/6]);

Tính định thức của ma trận bằng lệnh det
> det(A);

19. Lập ma trận từ phương trình và ngược lại
Mô tả: Hàm geneqns sinh ra một họ các phương trình từ hệ số của ma trận. Nếu có biến thứ ba biểu thị véc tơ vế phải b thì nó sẽ được đưa vào phương trình. Ngược lại thì vế phải được coi bằng 0.
Hàm genematrix sinh ma trận từ các hệ số của hệ phương trình tuyến tính. Nếu có biến thứ ba"flag" thì véc tơ"vế phải" được đưa vào cột cuối cùng của ma trận.
Thí dụ
> eqns := {x+2*y=0,3*x-5*y=0};

> A := genmatrix(eqns, [x,y]);

> geneqns(A,[x,y]);

> geneqns(A,x);

> eqns := {x+2*z=a,3*x-5*y=6-z};

> A := genmatrix(eqns, [x,y,z], flag);

> A := genmatrix(eqns, [x,y,z], 'b');

> print(b);

> geneqns(A,[x,y,z],b);

20. Giải phương trình đại số tuyến tính
Giải phương trình đại số tuyến tính Ax=u, trong đó ,

Nhập A
> A:=array([[3,-2,-5,1],[2,-3,1,5],[1,2,0,-4],[1,-1,-4,9]]);

Nhập u
> u:=vector([3,-3,-3,22]);

Giải phương trình Ax=u
> linsolve(A,u);

V. MAPLE VỚI PHÉP TÍNH VI PHÂN - TÍCH PHÂN
1. Tính giới hạn
Để tính giới hạn của hàm số tại a ta dùng lệnh [>limit(f(x),x=a);
Ví dụ: Tính giới hạn hàn số:
> F1 = Limit(((sin(2*x))^2-sin(x)*sin(4*x))/x^4,x=0);

> F1 = limit(((sin(2*x))^2-sin(x)*sin(4*x))/x^4,x=0);

> F2 = Limit((2*x+3)/(7*x+5),x=infinity);

> F2 = limit((2*x+3)/(7*x+5),x=infinity);

2. Tính đạo hàm của hàm một biến.
* Tính đạo hàm bậc nhất (bằng lệnh [>diff(f(x),x);).
Ví dụ: Tính đạo hàm các hàm số sau.
> f1(x):=(x^2*sqrt(x^2+1));

> print(`Dao ham cua f1(x) la`);
diff(f1(x),x);


> f2(x):=5*x^3-3*x^2-2*x^(-3);

> print(`Dao ham cua ham so f2(x) la`);
diff(f2(x),x);


* Tính đạo hàm cấp cao (bằng lệnh [>diff(f(x),x$n);).
Ví dụ: Tính đạo hàm cấp cao của các hàm số sau:
> f3(x):=x^4+x*sin(x);

> print(`Dao ham cap hai cua f3(x) la`);
diff(f3(x),x$2);


> print(`Dao ham cap bon cua f3(x) la`);
diff(f3(x),x$4);


3. Phép tính tích phân
* Tích phân xác định
Tính tích phân xác định của hàm số f(x) trên đoạn [a,b] (bằng lệnh [>int(f(x),x=a..b);).
Ví dụ: Tính các tích phân sau:
> f(x):=Int((x+1)/sqrt(3*x+1),x=0..7/3);

> print(`Tich phan cua f(x) tren doan [0,7/3] la`);
int((x+1)/sqrt(3*x+1),x=0..7/3);


> g(x):=Int(1/(exp(1)^x+5),x=0..ln(2));

> print(`Tich phan cua g(x) tren doan [0,ln(2)] la`);
int(1/(exp(1)^x+5),x=0..ln(2));


* Tích phân không xác định
Tính tích phân không xác định của hàm số f(x) bằng lệnh [>int(f(x),x);
Ví dụ: Tính các tích phân không xác định sau:
> h(x):=Int((3*x^2+3*x+3)/(x^3-3*x+2),x);

> print(`Tich phan khong xac dinh cua ham h(x) la`);
int((3*x^2+3*x+3)/(x^3-3*x+2),x);


* Tích phân suy rộng
> p(x):=Int(x/(x^4+1),x=0..infinity);

> print(`Tich phan khong xac dinh cua ham p(x) la`);
int(x/(x^4+1),x=0..infinity);


4. Tính diện tích hình thang cong
Tính diện tích hình thang cong được giới hạn bởi các đường sau:
> y:=x^2;
y:=sqrt(x);


Ta vẽ hình minh hoạ như sau:
> restart:
with(plots):
plot({x^2,sqrt(x)},x=0..1.5);
Warning, the name changecoords has been redefined

> print(`Dien tich phan bi gioi han chinh la`);
Int(sqrt(x)-x^2,x=0..1);
print(`Va dien tich do la`);
int(sqrt(x)-x^2,x=0..1);




5. Tính đạo hàm của hàm nhiều biến
Để tính đạo hàm của hàm nhiều biến ta dùng lệnh [>grad(f,[x,y,z,...]);
Ví dụ: Tính đạo hàm của hàm nhiều biên sau:
> f:=4*x*z;

> print(`Dao ham cua f la`);
grad(f,[x,y,z]);


> g:=5*x*y-3*y*z;

> print(`Dao ham cua g la`);
grad(g,[x,y,z]);


6. Tính vi phân trên hàm ẩn
Để tính vi phân trên hàm ẩn ta dùng lệnh [>implicitdiff(f,x,y,z);
Ví dụ: Tính vi phân của hàm sau:
> f:=x^2/z;

> print(`Vi phan cua ham f theo x la`);
implicitdiff(f,x,z);


> print(`Vi phan cua ham f theo z la`);
implicitdiff(f,z,x);


> print(`Cho ham g nhu sau`);
g:=x^2+z^3=1;


> print(`Vi phan cua ham g theo x la`);
implicitdiff(g,z,x);


> print(`Vi phan cua ham g theo z la`);
implicitdiff(f,x,z);


7. Dãy truy hồi
* Tìm dãy các phần tử của dãy Fibônacci
Số hạng thứ n của dãy Fibonacci được tính theo công thức

Tính số Fibonacci bằng cách sử dụng Maple
> F(0):=1:
F(1):=1:
n:=2:
while n<=10 do
F(n):=F(n-1)+F(n-2);
n:=n+1;
od:
seq(F(i),i=1...5);

* Dãy Fibonacci suy rộng
a. Dãy Lucas
Dãy Lucas là dãy số tổng quát của dãy Fibonacci: các số hạng của nó tuân theo quy luật:
với mọi , trong đó a và b là hai số nào đó.
Với a= b = 1 thì dãy Lucas trở thành dãy Fibonacci.
Tính số phần tử của dãy Lucas bằng cách sử dụng Maple
> F(0):=a:
F(1):=b:
n:=2:
while n<=10 do
F(n):=F(n-1)+F(n-2);
n:=n+1;
od:
seq(F(i),i=1...5);

Bài tập 1
Cho dãy số Cho dãy số với mọi . Tính , , và
> F(0):=144:
F(1):=233:
n:=2:
while n<=40 do
F(n):=F(n-1)+F(n-2);
n:=n+1;
od:
F(12);F(24);F(32);F(39);




Bài tập 2
Cho dãy số Cho dãy số với mọi . Tính ,
> F(1):=1:
F(2):=2:
n:=2:
while n<=7 do
F(n+1):=F(n)^2+(F(n-1))^2;
n:=n+1;
od:
F(6);F(7);


Bài tập 3
Cho
> F(1):=1:
F(2):=5:
F(3):=6:
n:=2:
while n<=30 do
F(n+2):=F(n+1)+F(n)+F(n-1);
n:=n+1;
od:
F(15);F(20);


Bài tập 4
Nhờ MAPLE, bạn có thể tính giá trị của các biểu thức theo công thức truy hồi như: tính số hạng tổng quát của dãy Fibonachi...
Muốn tính theo công thức truy hồi, bạn hãy gõ lệnh
> rsolve(eqns, fcns);
Trong đó, eqns là phương trình hoặc tập các phương trình. fcns là tên hàm hoặc tập tên các hàm mà lệnh rsolve phải tìm.

Thí dụ 1. Tìm công thức cho hàm theo công thức truy hồi

với giá trị ban đầu bất kỳ
> rsolve(f(n) = -3*f(n-1) - 2*f(n-2), f(k));

Nếu muốn có công thức của với giá trị ban đầu cho trước thì ta phải khai báo giá trị ấy vào eqns
> rsolve({f(n) = -3*f(n-1) - 2*f(n-2), f(1..2)=1}, {f});

Thí dụ 2. Giải phương trình

với điều kiện ban đầu

Bước 1. Gán tên reqn (phương trình truy hồi) cho biểu thức truy hồi
> reqn:=f(n+1)=7*f(n)-2*f(n-1);

Bước 2. Giải phương trình với điều kiện ban đầu đã cho
> rsolve({reqn,f(1)=3,f(2)=3},f(n));

VI. VẼ ĐỒ THỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. Khởi tạo các hàm vẽ đồ thị
> with(plots):
> with(plottools):
2. Vẽ đồ thị trong không gian 2 chiều Oxy
Vẽ đồ thị hàm thông thường:
Cú pháp: plot(ham_can_ve, x=gt_dau..gt_cuoi, y=gt_dau..gt_cuoi, cac_tuy_chon);
Một số tùy chọn thông dụng:
- Đặt màu cho đồ thị: color =
- Đặt độ dày k cho đồ thị: thickness = k
- Đặt số điểm vẽ cho đồ thị: numpoints = k;
> plot(x^3-3*x^2+1,x=-5..5,y=-5..5):
> f:=x->abs(x^3-x^2-2*x)/3-abs(x+1):
> plot(f(x),x=-5..5,y=-5..5):
Vẽ nhiều đồ thị trên cùng một hệ trục
Cú pháp: plot([ham_1, ham_2,...], x=gt_dau..gt_cuoi, y=gt_dau..gt_cuoi, cac_tuy_chon);
> plot([x^2,sin(x)],x=-2..2,color=[red,green]):
Vẽ đồ thị của hàm số không liên tục
Khi vẽ đồ thị của một hoặc nhiều hàm số có điểm gián đoạn, ta phải thêm tuy chọn discont =
true để đồ thị được vẽ chính xác hơn
> g:=x->(x^2-1)/(x-2):
> plot(g(x),x=-10..10,y=-5..15,discont=true,color=blue):
Vẽ đồ thị hàm ẩn
Có những hàm số mà chúng ta không có được công thức tường minh y=f(x), khi đó để vẽ được đồ
thị của chúng, ta sẽ dùng hàm implicitplot
Cú pháp: implicitplot([bt_1, bt_2,...], x=gt_dau..gt_cuoi, y=gt_dau..gt_cuoi, cac_tuy_chon);
> implicitplot(x^2/9+y^2/4=1,x=-4..4,y=-2..2):
> implicitplot(x^2-y^2-x^4=0,x=-1..1,y=-1..1):
Ứng dụng: vẽ đồ thị của hàm hữu tỷ
> f:=x->(x^2-1)/(x-2):
> bt:=convert(f(x),parfrac):
> tcx:=x->x+2:
> g1:=plot([f(x),tcx(x)],x=-10..10,y=-5..15,color=[blue,red],discont=true):
> g2:=implicitplot(x=2,x=-10..10,y=-5..15,color=green):
> display({g1,g2}):
3. Vẽ đồ thị trong không gian 3 chiều Oxyz
Vẽ đồ thị hàm thông thường
Cú pháp: plot3d(ham_can_ve, x=gt_dau..gt_cuoi, y=gt_dau..gt_cuoi,z=gt_dau..gt_cuoi,
cac_tuy_chon);
> plot3d(x*exp(x^2),x=-2..2,y=-2..2,title="Do thi trong khong gian 3 chieu"):
> plot3d(-exp(-abs(x*y)/10)*sin(x+y)-cos(x*y),x=-Pi..Pi,y=-Pi..Pi,grid=[51,51]):
Vẽ đồ thị hàm ẩn
Cú pháp: implicitplot3d(ham_can_ve, x=gt_dau..gt_cuoi,
y=gt_dau..gt_cuoi,z=gt_dau..gt_cuoi, cac_tuy_chon);
> implicitplot3d(x^2+y^2/4+z^2/9=1,x=-3..3,y=-3..3,z=-3..3):
4. Sự vận động của đồ thị
Cú pháp: animate(ham_co_tham_so,x=gt_dau..gt_cuoi, tham_so = gt_dau..gt_cuoi);
animate3d(ham_co_tham_so,x=gt_dau..gt_cuoi, y=gt_dau..gt_cuoi, tham_so =
gt_dau..gt_cuoi);
Ý nghĩa: hiển thị sự biến đổi, vận động của đồ thị khi tham số thay đổi trong khoảng cho trước
> animate3d(cos(t*x)*sin(t*y),x=-Pi..Pi,y=-Pi..Pi,t=1..5):
> animate(t*x^2,x=-3..3,t=-5..5):
VII. HÌNH HỌC GIẢI TÍCH
1. Các tính toán trong hình học phẳng: gói geometry
Khởi tạo các hàm tính toán trong hình học phẳng
> with(geometry):
Các hàm trên đối tượng điểm
- Định nghĩa điểm: point(ten_diem, hoanh_do, tung_do);
- Hiển thị tọa độ của một điểm: coordinates(ten_diem);
- Xác định trung điểm đoạn thẳng tạo bởi hai điểm: midpoint(ten_trung_diem, diem_1,
diem_2);
> point(A,2,3):
> point(B,-3,1):
> coordinates(A):
> coordinates(B):
> midpoint(M,A,B):
> coordinates(M):
Các hàm trên đối tượng đường thẳng
- Định nghĩa đường thẳng qua hai điểm:
line(ten_dt, [diem_dau, diem_cuoi],[x,y]);
- Định nghĩa đường thẳng có phương trình cho trước:
line(ten_dt,pt_duong_thang,[x,y]);
-Tìm giao điểm giữa hai đường thẳng:
intersection(ten_giao_diem, dt_1, dt_2);
-Tìm góc giữa hai đường thẳng:
FindAngle(dt_1, dt_2);
- Tính khoảng cách từ một điểm tới một đường thẳng:
distance(diem, duong_thang);
- Xác định hình chiếu của một điểm lên trên một đường thẳng:
projection(ten_hinh_chieu, diem, duong_thang);
- Xác định điểm đối xứng của một điểm qua một đường thẳng:
reflection(ten_diem_dx, diem, duong_thang);
> line(d1,[A,B],[x,y]):
> line(d2,y=x+1,[x,y]):
> detail(d1):
> detail(d2):
> intersection(K,d1,d2):
> coordinates(K):
> FindAngle(d1,d2):
> distance(A,d1):
> distance(B,d2):
> projection(N,B,d2):
> coordinates(N):
> reflection(B1,B,d2):
> coordinates(B1):
Các hàm trên đối tượng đường tròn
- Định nghĩa đường tròn qua 3 điểm:
circle((ten_duong_tron,[diem1, diem2, diem3],[x,y]);
- Định nghĩa đường tròn có tâm và bán kính cho trước:
circle(ten_duong_tron,[tam, bk],[x,y]);
- Xác định bán kính đường tròn đa định nghĩa:
radius(tenduongtron);
- Xác định tọa độ tâm đường tròn đa định nghĩa:
coordinates(center(tenduongtron));
- Xác định diện tích đường tròn đa định nghĩa:
area(tenduongtron);
- Tìm tiếp tuyến với đường tròn tại một điểm:
tangentpc(tentieptuyen,diem,tenduongtron);
- Tìm tiếp tuyến với đường tròn qua một điểm:
tangentline(diem,tenduongtron,[tentieptuyen1, tentieptuyen2]);
> point(C,0,0):
> circle(c,[A,B,C],[x,y]):
> detail(c):
> radius(c):
> coordinates(center(c)):
> area(c):
> circle(c1,[C,5],[x,y]):
> detail(c1):
> tangentpc(t1,C,c):
> detail(t1):
> Equation(t1):
> TangentLine(t2,point(D,4,5),c,[l1,l2]):
Các hàm trên đối tượng tam giác
- Định nghĩa tam giác:
triangle(ten_tam_giac,[dinh1,dinh2,dinh3],[x,y]);
- Xác định diện tích tam giác:
area(ten_tam_giac)
- Xác định đường cao tam giác ứng với một đỉnh:
altitude(ten_duong_cao,dinh,ten_tam_giac);
- Xác định đường trung tuyến tam giác ứng với một đỉnh:
median(tenduongtrungtuyen,dinh,tentamgiac);
- Xác định đường phân giác tam giác ứng với một đỉnh:
bisector(ten_duong_phan_giac, dinh, ten_tam_giac);
- Xác định đường phân giác tam giác ứng với một đỉnh:
ExternalBisector(ten_duong_phan_giac,dinh,tentamgiac);
- Xác định trọng tâm tam giác:
centroid(ten_trong_tam,ten_tam_giac);
- Xác định trực tâm tam giác:
orthorcenter(ten_truc_tam, tentamgiac);
- Xác định đường tròn nội tiếp tam giác:
incircle(ten_duong_tron_noi_tiep,tentamgiac);
> triangle(ABC,[A,B,C],[x,y]):
> detail(ABC):
> area(ABC):
> altitude(ha,A,ABC):
> median(BM,B,ABC):
> detail(BM):
> bisector(Ct,C,ABC):
> detail(Ct):
> ExternalBisector(Cx,C,ABC):
> centroid(G,ABC):
> coordinates(G):
> orthocenter(H,ABC):
> coordinates(H):
> incircle(cc,ABC):
> detail(cc):
2. Các tính toán trong hình học không gian: gói geom3d
Khởi tạo
> with(geom3d):
Các hàm trên đối tượng điểm
- Định nghĩa điểm: point(ten_diem, hoanh_do, tung_do,cao_do);
- Hiển thị tọa độ của một điểm: coordinates(ten_diem);
- Xác định trung điểm đoạn thẳng tạo bởi hai điểm: midpoint(ten_trung_diem, diem_1,
diem_2);
> point(A,2,3,1):
> point(B,-3,1,3):
> coordinates(A):
> coordinates(B):
> midpoint(M,A,B):
> coordinates(M):
Các hàm trên đối tượng đường thẳng
- Định nghĩa đường thẳng qua hai điểm:
line(ten_dt, [diem_dau, diem_cuoi]);
- Định nghĩa đường thẳng có phương trình tham so cho trước:
line(ten_dt,pt_tham_so_duong_thang,ten_tham_so);
-Tìm giao điểm giữa hai đường thẳng:
intersection(ten_giao_diem, dt_1, dt_2);
-Tìm góc giữa hai đường thẳng:
FindAngle(dt_1, dt_2);
- Tính khoảng cách từ một điểm tới một đường thẳng:
distance(diem, duong_thang);
- Xác định hình chiếu của một điểm lên trên một đường thẳng:
projection(ten_hinh_chieu, diem, duong_thang);
- Xác định điểm đối xứng của một điểm qua một đường thẳng:
reflection(ten_diem_dx, diem, duong_thang);
> line(d1,[A,B]):
> line(d2,[2+2*t,1-4*t,3*t],t):
> detail(d1):
Warning, assume that the parameter in the parametric equations is _t
Warning, assuming that the names of the axes are _x, _y, and _z
> detail(d2):
Warning, assuming that the names of the axes are _x, _y, and _z
> intersection(K,d1,d2):
intersection: "the given objects do not intersect"
> FindAngle(d1,d2):
> distance(A,d1):
> distance(B,d2):
> projection(N,B,d2):
> coordinates(N):
> reflection(B1,B,d2):
> coordinates(B1):
Các hàm trên đối tượng mặt phẳng
- Định nghĩa mặt phẳng qua 3 điểm:
plane(ten_mat_phang,[diem1, diem2, diem3],[x,y,z]);
- Định nghĩa mặt phẳng bằng phương trình tổng quát:
plane(ten_mat_phang,pt_tongquat,[x,y,z]);
- Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng:
line(ten_giao_tuyen,[mp1,mp2]);
- Xác định khoảng cách giữa một điểm và một mặt phẳng:
distance(ten_diem,ten_mat_phang);
- Xác định góc giữa hai mặt phẳng:
FindAngle(ten_mp_1, ten_mp_2);
> point(C,0,0,0):
> plane(p,[A,B,C],[x,y,z]):
> detail(p):
> plane(p1,2*x-3*y+z=0, [x,y,z]):
> line(gt,[p,p1]):
> detail(gt):
Warning, assume that the parameter in the parametric equations is _t
> distance(A,p1):
> FindAngle(p,p1):

Read More...

Thay đổi hình nền thư mục hay ổ đĩa bất kì

Cách thay đổi hình nền thư mục hay ổ đĩa bất kì bạn mở New Text Document soạn nôi dung sau:

[ExtShellFolderViews]
{BE098140-A513-11D0-A3A4-00C04FD706EC}={BE098140-A513-11D0-A3A4-00C04FD706EC}

[{BE098140-A513-11D0-A3A4-00C04FD706EC}]
Attributes=1
IconArea_Image=Tên file ảnh của bạn (định dang JPG)IconArea_Text=0x00000000
Lưu lại với tên desktop.ini
(Lưu ý file ảnh đó phải trong thư mục hoặc ổ đĩa đó)
Chúc các bạn thành công!

Read More...

Bộ Việt Key 2007 mới nhất đây

(Trước khi cài đặt Vietkey 2007, nếu máy đã cài sẵn Vietkey 2000 và đang chạy hãy tắt nó đi)
Việt key 2007
Bản Quyền: Đặng Minh Tuấn, VIETKEY Group
32 Hàng Cót Hà Nội, Việt Nam
Tel: +84(4)8267593, +84(8)8640401

Email: unicode@vietkey.net">unicode@vietkey.net
Website: http://www.vietkey.net
Điều khoản sử dụng
Phần mềm này miễn phí
Không cần đăng kí
Không được bán
VietKey 32-Bit là chương trình hỗ trợ gõ tiếng Việt trong các môi trường Windows 32-Bit của Microsoft:
VietKey có kích thước rất nhỏ gọn, chỉ cần 2 file VKNT.EXE và VKNTDLL.DLL là đủ để chạy, VietKey chiếm rất ít bộ nhớ và resource của hệ thống nên không làm ảnh hưởng đến các chương trình khác. Chỉ cần Share 2 file trên, VietKey có thể chạy tốt trong tất cả các môi trường mạng Novell Netware, Microsoft Network...

VietKey có thể nhúng được tiếng Việt trong hầu hết các ứng dụng 16-bit và 32-bit trong môi trường Windows 32-bit: MS Word, WordPerfect, MS Excel, Access, Foxpro. VietKey có thể chạy được trong các chương trình QuarkXpress, Ventura là những phần mềm chế bản điện tử chuyên nghiệp mà ít có chương trình gõ tiếng Việt khác có thể chạy được.

VietKey có thể chạy đồng thời mà không gây nhưng trục trặc với chương trình từ điển EVA (MTD) của công ty Lạc Việt. Các sản phẩm của Oracle như Form Designer, Report Designer hầu như đều gặp lỗi với các phần mềm tiếng Việt khác nhưng lại không gây lỗi đối với VietKey.

VietKey có 2 kiểu gõ tiếng Việt phổ thông là TELEX và VNI. VietKey có nhiều cải tiến để việc gõ tiếng Việt thuận tiện nhất cho người dùng: Lặp dấu, cài đặt các tính năng thêm cho các phím Control và BackSpace, tự động phân biệt tiếng Anh và tiếng Việt ngay trong lúc đang gõ, với các tính năng này người dùng không cần phải chuyển chế độ gõ liên tục khi gõ những văn bản có cả tiếng Anh và tiếng Việt và tiết kiệm được rất nhiều thao tác cho người dùng khi gõ lỗi tiếng Việt.

VietKey hỗ trợ nhiều bảng mã tiếng Việt, hầu như tất cả các bảng mã hiện có trong và ngoài nước đều có thể sử dụng chương trình VietKey để gõ tiếng Việt: Bộ mã chuẩn 8-bit quốc gia TCVN /5712, VNI, Bộ mã 7-Bit VIQR, kể cả bảng mã Vietnamese CP 1258 của Microsoft dùng trên Windows 95 Vietnamese Edition và bảng mã tiếng Việt IBM CP-01129 do IBM phát triển.
Download
http://www.mediafire.com/?wytvayftrzy

Read More...

Phần mềm tăng tốc truy cập Internet cfospeed 4.53

Hiện nay mặc dù hầu hết người dùng internet Việt Nam đã được sử dụng dịch vụ ADSL để truy cập internet. Tuy ADSL có tốc độ lớn hơn phương pháp quay số (Dial up) ngày trước, nhưng chất lượng dịch vụ và tốc độ thực của ADSL vẫn còn thấp.
Và một phần mềm giúp tăng tốc internet vẫn rất cần thiết với mỗi người dùng internet Việt Nam.cFosSpeed là một trong số ít các phần mềm tăng tốc internet thực sự hiệu quả hiện nay với công nghệ Traffic Shaping.Công nghệ này điều khiển lưu lượng mạng, giảm độ trễ trong khi truyền dữ liệu, giúp tăng tốc độ mạng lên ít nhất 3 lần so với khi không dùng cFosSpeed.cFosSpeed đặc biệt thích hợp cho các máy chơi games online. Ngoài việc giảm độ trễ, tăng tốc độ truyền, cFosSpeed còn có sự ưu tiên được biệt cho một số game online mà phần mềm này đã định nghĩa sẵn và khi người dùng chơi game này, thông lượng internet dành cho game sẽ tối ưu nhất.Đồng thời cFosSpeed cũng hỗ trợ tăng tốc đặc biệt cho các phần mềm download mạng ngang hàng (P2P).Ưu điểm:Hoàn hảo nhất cho trò chơi trực tuyến (games online)Mở rộng Traffic Shaping cho DSL modems, cable modems & routersĐáp ứng nhanh, thuận lợi khi dùng chơi trò chơi trực tuyến, chia sẻ tập tin giống như eMule, Kazaa hay Bittorrent.Tối ưu thời gian cho việc nghe nhạc hay xem phim trực tuyến, âm thoại qua Internet, nghe đài trên mạng,...Có thể đặt độ ưu tiên cho các chương trình hay dùng.Phân loại luồng tốt nhất với các mạng:Broadband: DSL, CableNarrow band: modem, ISDNMobileFilesharing (P2P)GamesStreaming Media, VoIPTính năngPing thấpPhân loại chương trình kết nốiPhân loại giao thức kết nốiOnline BudgetsFirewallcFos phân loại luồng dữ liệu theo mức độ ưu tiên, theo đó những gói dữ liệu nén quan trọng sẽ được chuyển đi trước những gói dữ liệu thông thường. Bằng cách này, luồng dữ liệu luôn được vận chuyển liên tục tránh hiện tượng nghẽn mạng vì chờ!Công nghệ phân loại luồng dữ liệu nhận diện số kiểu gói dữ liệu quan trọng và ưu tiên nó làm cho luồng dữ liệu internet luôn được "mượt mà" và ping được giữ ở mức thấp. Do đó tăng được tốc độ download và nhất là cho dịch vụ game online.Hỗ trợ các loại kết nốiBroadband: Cabel và DSLNarrow band: Modem và ISDNMobileMedia:DSL, PPPoEDSL, PPPoA (VCmux và LLC)DSL, PPTPCableISDNIP over AALRFC1483/2684 bridgedĐịnh tuyến:Router và kết nối dial-upLAN và WLANRouter và Bridge-ModeVPNNhiều kết nối cùng lúcĐiều chỉnh định tuyếnNhiều IP cho một adapterlinkhttp://www.mediafire.com/download.php?kyny4fkujdkcài xong thì tắt cfosspeed đi bằng cách nhấn ctrl + alt +del -->processes -->cfosspeed.exe. chạy file key làm theo hướng dẫn và điền pass zo, nhớ kết nối internet.

Read More...